Thông tin về giãn tĩnh mạch chân là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm mà ai cũng có thể mắc. Tuy vậy thông tin về căn bệnh này thì không phải ai cũng có thể biết.

Thông tin về giãn tĩnh mạch chân
                                               Thông tin về giãn tĩnh mạch chân

 

Chính vì thế hôm nay Doca sẽ mang đến cho các bạn những thông tin liên quan đến căn bệnh nguy hiểm này. Xin mời các bạn cùng theo dõi và khám phá.

Xem thêm bài viết: Cách chữa bệnh tê chân – Bạn đã biết chưa?

1. Tìm hiểu những thông tin về giãn tĩnh mạch chân.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng bác sỹ Bích Phương ở bệnh viện K tìm hiểu thông tin về giãn tĩnh mạch chân. Trước tiên chúng ta sẽ đến với định nghĩa của loại bệnh này.

1.1 Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch chân phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các tế bào trở lại tim và phổi, ở đây máu có thể trao đổi oxy.

1.2 Dấu hiệu và đối tượng dễ bị giãn tĩnh mạch chân.

Chúng ta sẽ xem dấu hiệu và đối tượng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch.

 

a. Dấu hiệu.

 

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch như sau:

+ Chân đau nhức, cảm thấy nặng nề.

+ Tĩnh mạch xanh, phình ra dọc theo chân.

+ Da khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm…

 

b. Những đối tượng dễ bị giãn tĩnh mạch chân.

 

Những đối tượng dưới đây dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân:

+ Tuổi cao: nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi vì các mạch máu và van điều tiết dần dần bị thoái hóa

+ Giới tính: phụ nữ trải qua sự thay đổi hormone do mang thai, điều trị bằng liệu pháp thay hormone và do thuốc tránh thai.

+ Trong gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao.

+ Bệnh nhân béo phì có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

+ Người đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài.

+ Và nhiều đối tượng khác.

1.3 Điều trị.

Người ta sử dụng một số phương pháp dưới đây để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân:

+ Mang vớ y khoa dành cho bệnh giãn tĩnh mạch

+ Liệu pháp xơ hóa: tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, giúp tĩnh mạch bị mất chức năng và điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch khác tốt hơn

+ Phẫu thuật: Các mạch máu bị giãn sẽ được lấy ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động.

2. Phòng chống suy giãn tĩnh mạch chân.

Để phòng chống suy giãn tĩnh mạch chân các bạn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây:

+ Có lối sống lành mạnh, khoa học.

+ Thường xuyên tập thể dục.

+ Ăn uống đủ chất, tránh béo phì.

+ Sử dụng bồn ngâm massage chân để ngăn ngừa bệnh và có một sức khỏe tốt.

+ Thường xuyên khám bệnh định…

Lời kết: Như vậy là Doca đã mang đến cho các bạn một số thông tin về suy giãn tĩnh mạch chân. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ tư vấn xin hãy liên hệ với công ty cổ phần Doca bằng cách truy cập: http://yteonline.com.vn/bon-ngam-massage-chan/ hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ cuối bài viết.

Rất hân hạnh được phục vụ !

Công ty cổ phần Doca

Đ/C: Số 58, Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

ĐT: 04. 85 876 888 – Hotline: 0943 979 989

Website: yteonline.com.vn

Email: ntdat29@yahoo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.